THƯ MỤC SÁCH CHUYÊN ĐỀ: GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI 10/10

     

Đọc những cuốn sách về Hà Nội để thêm yêu mảnh đất, con người nơi ta đang sống

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Thư viện thcs THCS Thắng Lợi giới thiệu tới bạn đọc thiếu nhi những cuốn sách viết về Hà Nội nhằm giúp các em hiểu và thêm yêu mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến.

ên nhân, lý giải những đặc trưng riêng của tiếng Hà Nội so với tiếng nói của những vùng miền khác trên đất nước Việt Nam. Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nói của người Hà Nội, cuốn sách làm toát lên vẻ đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của con người trên mảnh đất kinh kỳ thể hiện qua lời ăn tiếng nói, cách giao đãi, ứng xử hàng ngày.

Nội dung cuốn sách được trình bày qua bảy đề mục: Ngẩn ngơ nhớ cảnh nhớ người; Nói năng là một hành vi xã hội; Nói năng là một hành vi văn hóa; Tiếng Hà Nội; Trau dồi lời nói của chúng ta; Nói và làm; Lời nói gói vàng.

Với dung lượng ngắn gọn 152 trang, được chắp bút với một văn phong mạch lạc, dung dị, dễ hiểu, hy vọng đây sẽ là một món quà nhỏ nhắn nhưng đầy ý nghĩa đối với những bạn đọc mong muốn tìm hiểu về mảnh đất và con người Thăng Long - Hà Nội.

Công trình “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội” của tác giả cố PGS.TS. Nguyễn Kim Thản được xuất bản trong hạng mục sách phổ thông của Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Xuất phát từ quan niệm đó, Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu với đông đảo bạn đọc cuốn “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” của nhà nghiên cứu - phê bình Bùi Việt Thắng, nguyên giảng viên chính, phó trưởng Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) - người đã có hơn bốn mươi năm theo sát tiến trình văn học Việt Nam đương đại.

Với 35 bài viết về 34 tác giả (có bài về 2 tác phẩm của nhà văn Tô Hoải là Chuyện cũ Hà Nội và Cát bụi chân ai) được chắt lọc hết sức kỹ càng trải dài suốt hơn một phần tư thế kỷ, tác giả đã đem đến cho người đọc những kiến thức sâu sắc về nhiều tác giả - tác phẩm nổi tiếng đã từng sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Từ “Hoàng Ngọc Phách và Tố Tâm - tác phẩm mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”, qua “Thạch Lam - Người chắt chiu cái đẹp”, “Văn hóa nhà văn - bài học từ Vũ Bằng”, “Cảm nhận về xuân và tết trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài”, “Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương trong Người lái đò Sông Đà” để đến “Phố Thúy” và “Hiện tượng Phạm Quang Long”. Cuối cùng, trước khi gấp tập sách lại là “Tết đến xuân về... Xin chữ” - một nét đẹp của người Hà Nội, người Việt Nam đồng thời cũng là tựa đề cuốn sách của tác giả Phạm Quang Nghị. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi khía cạnh đặc trưng, bằng tác phẩm của mình đã góp một cái nhìn đa diện, phong phú sinh động cho văn chương Hà Nội.

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội với lịch sử nghìn năm đã hun đúc nên những giá trị bền vững mang tính đại diện, kết tinh, hội tụ và lan tỏa. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một cuốn sách khó có thể giới thiệu được nhiều hơn các tác giả đại diện cùng các tác phẩm tiêu biểu cho phẩm chất người Hà Nội. Hy vọng bạn đọc lượng thứ, coi cuốn sách chỉ như một gợi ý về cách tiếp cận văn chương Thủ đô nhìn từ phương diện văn hóa.

Trân trọng giới thiệu “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” cùng tác giả Bùi Việt Thắng đến đông đảo bạn đọc.

Viết lại cảnh cũ người xưa âu cũng là cách “ôn cố tri tân” để nhớ về một thủa Hà Nội. Chính tác giả cũng biết “ngoảnh lại bạn bè cũ đã thành người thiên cổ cả rồi” nên ông càng cố gắng tranh thủ, chạy đua với thời gian và khi sức khỏe, một người ở tuổi chín mươi bảy cho phép cầm bút là ông lại ngồi vào bàn viết. Và ký ức lại sống dậy, ùa về hiện lên từng trang giấy. Từ thủa ấu thơ được ngủ trong lòng mẹ, rồi lên bảy được chứng kiến ngôi trường đầu tiên của tỉnh Hà Đông được xây trên đất làng mình (1929), và hình ảnh Chợ Mọc, Ao đình, ấn tượng về lần suýt chết đuối năm 13 tuổi sau 85 năm... vẫn vẹn nguyên. Cứ thế, cứ thế... tuổi thơ lùi dần cho chàng thanh niên mười sáu lần đầu bước vào hiệu ảnh lớn nhất Hà Nội lúc bấy giờ để chụp bức chân dung đầu đời nửa trên là áo vét Âu có thắt cravát còn nửa dưới là quần trúc bâu và giày Gia Định... vẫn sáng rõ trong ký ức...

Là người cẩn trọng, kỹ tính, biết ứng xử lại cởi mở, chân thành nên bước vào giới sưu tập cổ vật không lâu, Nguyễn Bá Đạm đã nổi tiếng là người chơi có nghề, biết chọn lọc và được xã hội thừa nhận. Công việc đó khởi đầu cho các quan hệ với những họa sĩ bậc thầy của nền hội họa Việt Nam mà sau này họ trở thành những người bạn thân thiết: Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Lưu Công Nhân, Nguyễn Tiến Chung, Trần Văn Cẩn...

Đó là những người nổi tiếng! Còn nhiều người chẳng mấy tiếng tăm tên tuổi nhưng với cá tính đặc biệt, thậm chí còn “khôn lỏi”, muốn “ăn người” mà Nguyễn Bá Đạm có dịp tiếp xúc cũng thành nhân vật trong những bài viết của mình, vẫn sinh động và hấp dẫn qua từng dòng, từng câu... mà người đọc không thấy đáng ghét hay khinh bỉ. Cái tài của Nguyễn Bá Đạm chính là ở chỗ đó. Ông không hoạt ngôn, đao to búa lớn những câu chữ mạnh mẽ, sáng choang, bóng bẩy để cao đàm khoát luận mà chỉ thủ thỉ kể chuyện mình, liên quan đến mình, có mình trong đó, những kỷ niệm của chính mình. Mọi chuyện xoay quanh Hà Nội lõi, xa không quá Mọc Giáp Nhất nơi ông sinh ra và lớn lên với đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ đến giờ ông vẫn nhớ như in, gần là từ Ngọc Hà bước ra nơi ông gắn bó quá nửa đời người buồn vui may rủi đủ cung bậc cảm xúc của một người con Hà Nội.

Nhà văn Ngọc Giao (1911 - 1997) được độc giả Hà thành chú ý từ những năm đầu của thập niên ba mươi thế kỷ trước với tư cách thư ký tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy, ra hàng tuần - gần như số nào cũng có truyện của ông. Là nhà văn của cuộc sống Việt Nam nhưng Ngọc Giao rất chịu khó đọc và tiếp thu những giá trị văn hóa trong văn chương châu Âu. Cái xã hội thuộc địa đầy nghịch cảnh của buổi đầu đô thị hóa - một không gian mang nét đặc trưng của Hà Nội đương thời - gắn liền với thế giới nhân vật, số phận, tính cách nhiều khổ đau, chua xót - diễn ra hàng ngày trước mắt ông. Đọc Ngọc Giao, qua những nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội bị số phận xô đẩy đến bước đường cùng, mất hết nhân cách thì người ta vẫn thấy toát lên niềm khát khao một cuộc sống trong sạch và lương thiện cho mỗi người và cho xã hội con người.

Bên cạnh những dấu ấn văn hóa truyền thống, một Hà Nội văn minh náo nhiệt đang vận động trên con đường đô thị hóa giữ vai trò quan trọng trong tâm hồn nhà văn. Những không gian như những chứng tích, như đồng hành, nơi trải lòng, tô đậm thêm tâm trạng là ký ức mãi trường tồn trong tâm thức người Hà Nội. Với tài năng nắm bắt tâm lý nhân vật, Ngọc Giao viết nhiều nhất về những kiểu người chỉ Hà Nội mới có. Đó là Lâm cà phê - chuyên sưu tầm tranh và chữ ký của các nghệ sĩ; đó là “Tiên ông” Vũ Đình Long - nhà văn, nhà báo kiêm chủ nhà xuất bản Tân Dân; đó là nhà văn đường rừng Lan Khai với niềm đam mê sách kỳ khu; đó là Tam Lang Vũ Đình Chí với nỗi vinh nhục của nghề làm báo; đó là hồi ức về nhà thơ Nguyễn Bính, về Lê Văn Trương, là “Chiêu niệm Vũ Trọng Phụng”...

Bằng giọng văn trữ tình hết sức tinh tế, Ngọc Giao viết rất nhiều bài ký - tản văn về cuộc sống và con người nơi Hà thành như những đặc sản riêng có của Hà Nội. Điều này được thể hiện rõ trong cuốn “Cái kiểu người Hà Nội”. Nhớ lại cảnh cũ người xưa cũng là cách để hôm nay ta sống tốt hơn, đẹp hơn và thêm yêu hơn Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, Thủ đô anh hùng.

Tiểu thuyết “Trinh sát Hà Nội” tái hiện lại một thời kỳ lịch sử mà chính những người Hà Nội phải trải qua đó là một giai đoạn từ gian khổ đi tới hào hùng của cả dân tộc. Tôn Ái Nhân đã thành công trong việc lôi cuốn người đọc với một giọng văn giản dị mộc mạc một lối với đi tới phong cách riêng thích hợp với nội dung. Tạo cảm giác cho người đọc tuy là tiểu thuyết về chiến tranh nhưng không quá nặng nề.

“Trinh sát Hà Nội” là một cuốn tiểu thuyết viết về người thực, việc thực, hầu hết tên nhân vật trong truyện đúng với tên người thật ngoài đời. Nội dung truyện cũng rất bám sát với tình hình lịch sử đất nước và tình hình Hà Nội lúc thời kỳ đó. Với một long quyết tâm dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu Mặt trận Hà Nội cùng nhân dân đã đánh đổi được thực dân Pháp giải phóng Thủ đô.

ruyện Tướng Vương Thừa Vũ – một người Hà Nội đã ca ngợi một vị tướng tài với những mưu lược chiến thuật cách mạng tài tình. Ngoài ra nó còn là bản anh hùng ca, ca ngợi những chiến sĩ cách mạng yêu nước, thuật lại những thắng lợi của ta trên các mặt trận. Trong truyện tác giả ca ngợi nghệ thuật đánh giặc của quân dân ta, tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc của dân tộc ta, đặc biệt là quân và dân Hà Nội. Cuốn truyện là bản án đanh thép lên án sự xâm lược cũng như chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tại đất nước ta, hình ảnh đẹp về người bộ đội Cụ Hồ vẫn sống mãi trong lòng người dân Thủ đô và cả nước.

Phần mở đầu cuốn truyện là lời của tác giả nói về tình cảm của mình với nhân vật và tình cảm của nhân vật đối với chiến sĩ cách mạng, đối với Tổ quốc.

Với 172 trang chia làm 17 phần, bố cục dễ hiểu, trình bày theo trình tự thời gian, nhấn mạnh đến những mốc lịch sử của dân tộc tạo sự lôi cuốn người đọc. Truyện với ngôn ngữ giản dị trong sáng sử dụng nhiều thuật ngữ lịch sử khiến tập truyện vừa rất đời thường nhưng lại mang tính chất cách mạng sâu sắc, giọng kể thay đổi khi thì mềm mỏng nhẹ nhàng của một nhà văn nhà thơ, khi thì rất kiên quyết thể hiện của một chiến sĩ cách mạng.

Phần cuối cuốn truyện là lời nhận xét của các đồng chí đồng đội về con người và những cống hiến cách mạng của tướng Vương Thừa Vũ.

Cuốn tryện giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của tướng Vương Thừa Vũ. Kết hợp giữa tường thuật lại cuộc đời của tướng Vương Thừa Vũ tác giả đã khéo léo lồng ghép những sự kiện biến cố quan trọng của lịch sử dân tộc từ những năm 20 của thế kỷ XX cho đến nay.

 

 


1. NGUYỄN KIM THẢN
    Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội/ Nguyễn Kim Thản.- H.: Nxb. Hà Nội, 2019.- 151tr.: hình vẽ; 21cm.- (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)
     ISBN: 9786045545560
     Tóm tắt: Vận dụng những nền tảng lý thuyết ngôn ngữ kết hợp với việc khảo sát sự biến đổi của lời nói qua cuộc sống sinh hoạt đời thường dưới ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử, địa lý để chỉ ra những đặc trưng cơ bản của tiếng Hà Nội – kết quả hội tụ của những gì chung nhất, tinh hoa nhất của tiếng nói các vùng. Nhấn mạnh cách thức sử dụng ngôn ngữ và khẳng định nét đặc trưng văn hoá của người Hà Nội là sự thanh tao, lịch thiệp trong ứng xử, đối đãi và giao tiếp.
     Chỉ số phân loại: 306.440959731 NKT.LĂ 2019
     Số ĐKCB: TK.01298,

2. BÙI VIỆT THẮNG
    Hà Nội từ góc nhìn văn chương/ Bùi Việt Thắng.- H.: Nxb. Hà Nội, 2019.- 319tr.; 21cm.- (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)
     ISBN: 9786045545508
     Tóm tắt: Giới thiệu các tác giả đại diện và các tác phẩm tiêu biểu cho phẩm chất người Hà Nội như: Tố Tâm, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam....
     Chỉ số phân loại: 895.92209 BVT.HN 2019
     Số ĐKCB: TK.01296,

3. NGUYỄN BÁ ĐẠM
    Hà Nội ngày ấy/ Nguyễn Bá Đạm.- H.: Nxb. Hà Nội, 2019.- 278tr.; 21cm.- (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)
     ISBN: 9786045545539
     Tóm tắt: Tập hợp bài viết về con người, văn hoá, địa danh, những sự kiện chính trị của Hà Nội từ khi còn là thuộc địa của thực dân Pháp đến trở thành Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, sau đó là thành phố tạm chiếm, và hòa bình trở về với thành phố ngập tràn cờ hoa trong ngày giải phóng 10/10/1954.
     Chỉ số phân loại: 959.731 NBD.HN 2019
     Số ĐKCB: TK.01283,

4. NGỌC GIAO
    Cái kiểu người Hà Nội/ Ngọc Giao.- H.: Hà Nội, 2019.- 331tr.; 20,5cm.
     ISBN: 9786045545423
     Tóm tắt: Cuốn sách trình bày những dấu ấn văn hóa truyền thống, một Hà Nội văn minh náo nhiệt đang vận động trên con đường đô thị hóa giữ vai trò quan trọng trong tâm hồn nhà văn..
     Chỉ số phân loại: 895.92283403 NG.CK 2019
     Số ĐKCB: TK.01284,

5. TÔN ÁI NHÂN
    Trinh sát Hà Nội/ Tôn Ái Nhân.- H.: Nxb. Hà Nội, 2019.- 368tr.; 21cm.- (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)
     Tác phẩm được tặng giải thưởng Văn học Hồ Gươm 5 năm (1981 - 1986) của Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội - 1986
     ISBN: 9786045545492
     Chỉ số phân loại: 895.922334 TAN.TS 2019
     Số ĐKCB: TK.01286,

6. NGUYỄN CHU PHÁC
    Tướng Vương Thừa Vũ - Một người Hà Nội: Truyện dài/ Nguyễn Chu Phác.- H.: Nxb. Hà Nội, 2019.- 223tr.; 21cm.- (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)
     ISBN: 9786045545577
     Tóm tắt: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của tướng Vương Thừa Vũ cùng những sự kiện, biến cố quan trọng của lịch sử dân tộc từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay.
     Chỉ số phân loại: 959.704092 NCP.TV 2019
     Số ĐKCB: TK.01291,

Con người- văn hóa của thủ đô luôn là đề tài mà chính những tác giả đã viết ra rất nhiều những tác phẩm hay. là học sinh chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy theo đúng nghĩa của nó. Hiện các cuốn sách hay này đang có tại thư viện nhà trường. Kính mời quý thầy cô và các em học sinh đến đón đọc.