THƯ MỤC SÁCH KĨ NĂNG SỐNG THCS

iện nay nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakar về giáo dục cho mợi người đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình GDKNS phù hợp và kĩ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục.

          Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân ực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đáp ứn yêu cầu hội nhập quốc tế và hu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: "Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng sống chung".

Trong điều kiện kinh tế xã hội của ViệtNam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của việc học các KNS để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là lứa tuổi dậy thì, khi các em bước vào giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời. Từ những phân tích trên cho thấy, tuổi trẻ hiện nay phải đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong cuộc sống. Ngoài kiến thức, mỗi HS đều cần trang bị cho mình những kỹ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự phát hiện của xã hội.

          Như chúng ta đã biết, khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá lớn. Việc giáo dục KNS cho HS cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em trên cơ sở có sự hướng dẫn của GV, không nên giáo dục theo cách áp đặt ý kiến hay suy nghĩa chủ quan của GV cũng như người lớn. KNS cần được xây dựng trên những tình huống cụ thể, gắn với đời sống thực; trong một môi trường an toàn, lành mạnh để các em có thể hiểu và thực hành. KNS  được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân, nó giúp cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng mà mỗi người gặp phải hằng ngày. Bản thân KNS có tính hành vi.

     *Việc giáo dục KNS cho HS THCS trong điều kiện hiện nay là thật sự cần thiết, vì:

          - Những thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, biến đổi khí hậu, thiên tai…)đã tạo ra một cuộc sống hiện đại, vận động không ngừng, rất khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường.

          - Những thay đổi về tâm lý của chính bản thân trẻ đang có tác động lớn đối với các em.

          - Những thay đổi về mặt kinh tế, xã hội cũng ảnh hưởng đến từng gia đình của các em.

          Để sống, hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, không thể không giáo dục KNS cho thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh, giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống.

     *Những lợi ích trong giáo dục KNS cho HS THCS

          KNS như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có KNS là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.

          - Lợi ích về cá nhân: giúp các em ứng phó có hiệu quả với những thách thức trong cuộc sống. Rút ngắn thời gian mày mò tìm hiểu, giúp các em trưởng thành sớm hơn. Giúp các em có khả năng tự bảo vệ tinh thần và sức khỏe của chính mình và những người khác trong cộng đồng. Giúp các em xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và tương lai.

          - Lợi ích cho gia đình: KNS của mỗi cá nhân tạo không khí thân thiện, hạnh phúc trong gia đình. Bố mẹ có thể yên tâm lao động, công tác vì con cái ngoan ngoãn, biết ứng xử, tự lập. Gia đình không bị mất mát về kinh tế do con cái mắc vào tệ nạn xã hội như tiêm chích, sử dụng ma túy, cờ bạc, nghiện rượu, thuốc lá…

          - Lợi ích cho xã hội: Giáo dục kỹ năng sống đầy đủ sẽ tạo điều kiện và định hướng cho các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai giàu lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các em thích ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và biết lựa chọn, phân tích các nguồn thông tin đa dạng trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước. Đồng thời giúp các em hình thành những hành vi tích cực có lợi cho sức khỏa các nhân, do đó có những hành vi xã hội tích cực góp phần làm giảm các tỷ lệ: có thai sớm, lạm dụng tình dục, uống rượu hút thuốc lá, sử dụng ma túy, phạm pháp trong lứa tuổi vị thành niên.

          Thuật ngữ kĩ năng sống (KNS) bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995- 1996, thông qua Dự án “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành giáo dục KNS gắn với  giáo dục các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòngchống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường, … Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng

chung sống - mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn luyện KNS cho HS đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”

trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013. Vậy KNS là gì?

          Thực tế cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về KNS :

• Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và

tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách

thức của cuộc sống hàng ngày

• Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc

hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình

thành thái độ và kĩ năng.

• Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,…; Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác (learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…

                                             

      

Nội dung cuốn sách bao gồm 4 phần:

          Phần 1 của cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở” trình bày đặc điểm phát triển tâm lý học sinh trung học cơ sở, các mục tiêu giáo dục giá trị sống và nội dung hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.

          Phần 2 của cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở” giới thiệu một số kỹ năng sống cho học sinh như: kỹ năng nhận thức bản thân, phát triển sự tự trọng, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng kiên cường,…

          Ngoài ra sách còn giới thiệu một số trò chơi giáo dục giá trị cho học sinh trung học cơ sở.


1. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC
    Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở: Tài liệu dùng cho giáo viên THCS/ PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, TS. Đặng Hoàng Minh.- H.: Đại học quốc gia Hà Nội, 2011.- 218tr: minh họa; 21cm.
     Thư mục: tr. 213-216
     Tóm tắt: Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở: những thay đổi về mặt sinh lý và điều kiện xã hội, đặc điểm phát triển đời sống tình cảm, phát triển tâm lý dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập. Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở; giới thiệu một số trò chơi giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống.
     Chỉ số phân loại: 373.23 NTML.GD 2011
     Số ĐKCB: TK.01251, TK.01252, TK.01253, TK.01254, TK.01255, TK.01256, TK.01257, TK.01258, TK.01259, TK.01260, TK.01261, TK.01262,

2. Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường trung học cơ sở: Tài liệu dành cho giáo viên/ Lê Minh Châu, Dương Quang Ngọc, Trần Thị Tố Oanh....- H.: Giáo dục, 2010.- 175tr.: minh hoạ; 24cm.
     ĐTTS ghi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
     Tóm tắt: Trình bày một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông. Hướng dẫn phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong môn môn sinh học ở trường trung học cơ sở: khả năng và mục tiêu giáo dục, một số nội dung và các bài học tiêu biểu của môn học có thể thực hiện giáo dục kĩ năng sống, một số bài soạn giáo án tham khảo.
     Chỉ số phân loại: 570.71 DQN.GD 2010
     Số ĐKCB: GV.00161,

3. Giáo dục kĩ năng sống trong môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở: Tài liệu dành cho giáo viên/ Đặng Thuỳ Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Thị Việt Hà....- H.: Giáo dục, 2010.- 154tr.: bảng; 24cm.
     ĐTTS ghi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
     Tóm tắt: Trình bày một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông. Hướng dẫn phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở: khả năng và mục tiêu giáo dục, một số nội dung và các bài học tiêu biểu của môn học có thể thực hiện giáo dục kĩ năng sống, một số bài soạn giáo án tham khảo.
     Chỉ số phân loại: 170.71 TTTO.GD 2010
     Số ĐKCB: GV.00162,

4. Giáo dục kĩ năng sống trong môn địa lí ở trường trung học cơ sở: Tài liệu dành cho giáo viên/ Lê Minh Châu, Nguyễn Hải Hà, Trần Thị Tố Oanh....- H.: Giáo dục, 2010.- 159tr.: bảng; 24cm.
     ĐTTS ghi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
     Tóm tắt: Trình bày một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông. Hướng dẫn phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong môn địa lí ở trường trung học cơ sở: khả năng và mục tiêu giáo dục, một số nội dung và các bài học tiêu biểu của môn học có thể thực hiện giáo dục kĩ năng sống, một số bài soạn giáo án tham khảo.
     Chỉ số phân loại: 910.71 LMC.GD 2010
     Số ĐKCB: GV.00163,

5. Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở: Tài liệu dành cho giáo viên/ Bùi Ngọc Diệp, Lê Minh Châu, Trần Thị Tố Oanh....- H.: Giáo Dục Việt Nam, 2010.- 130tr.: hình vẽ, bảng; 24cm.
     ĐTTS ghi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
     Tóm tắt: Trình bày một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông; giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông.
     Chỉ số phân loại: 373.18071 PTTH.GD 2010
     Số ĐKCB: GV.00164,

6. Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở: Tài liệu dành cho giáo viên/ Lê Minh Châu, Nguyễn Thuý Hồng, Trần Thị Tố Oanh....- H.: Giáo dục, 2010.- 147tr.: bảng; 24cm.
     ĐTTS ghi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
     Tóm tắt: Trình bày một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông. Phân tích khả năng và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. Một số nội dung và các bài học tiêu biểu của môn học này có thể thực hiện giáo dục kĩ năng sống và một số bài soạn giáo án tham khảo.
     Chỉ số phân loại: 807.1 NTH.GD 2010
     Số ĐKCB: GV.00165,

Trên cở sở tầm quan trọng và tính thiết yếu của kĩ năng sống trong bậc học THCS, thư viện Trường THCS Thắng Lợi chọn ra được một số sách về nội dung giáo dục kĩ năng sống mà Thư viện đang có, lập ra “Thư mục chuyên đề giới thiệu sách kĩ năng sống THCS”, hân hạnh giới thiệu đem đến sự dễ dàng cho Thầy, Cô và Học sinh tìm hiểu trước, tìm đọc được sách  mình yêu thích, nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập thêm thuận lợi, tốt đẹp hơn, cũng như trang bị cho bản thân những kĩ năng thiết yếu trong quá trình học tập và hoàn thiện bản thân.

           Nội dung thư mục còn ngắn gọn, kính mong quý thầy cô và các em học sinh đóng góp để thư viện hoàn thiện thư mục của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!